Bạt nuôi tôm nên chọn loại nào? Báo giá bạt lót ao nuôi tôm cập nhật mới nhất 2022

bat-nuoi-tom
5/5 - (20 bình chọn)

Thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, chiếm phần lớn trong GDP của Nông Nghiệp Việt Nam. Và bạt nuôi tôm là một phần không thể thiếu khi bạn muốn xây dựng hồ nuôi tôm. Vậỵ bạt nuôi tôm nên chọn loại nào? Quy trình chuẩn bị ao hồ nuôi tôm để lót bạt an toàn như thế nào? Giá bạt nuôi tôm cập nhật mới nhất 2022 là bao nhiêu? Sau đây, Bạt nhựa Hàn Việt sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn nhé!

I. Bạt lót nuôi tôm là gì?

Bạt lót ao tôm hay bạt lót hồ nuôi tôm được hiểu đơn giản là các màng bạt phủ có tác dụng lót xuống đáy các hồ nuôi tôm. Các loại bạt này thường được làm từ chất liệu nhựa với kích thước, độ dày khác nhau phù hợp với diện tích của ao tôm và nhu cầu sử dụng của các hộ nuôi tôm cá.

Bạt nuôi tôm có rất nhiều công dụng nổi bật chính vì vậy nó được sử dụng ngày càng phổ biến trong nuôi trồng các loại thủy sản, trong đó có tôm. Các loại màng bạt sử dụng để lót hồ có tác dụng chính trong cải tạo ao tôm, ngăn phèn, tạo môi trường nuôi hợp vệ sinh, hạn chế rủi ro bệnh tật ở tôm nuôi.

Bên cạnh đó, bạt lót ao tôm còn giúp chống xói mòn, thuận tiện cho việc thu hoạch tôm và tiết kiệm chi phí nuôi tôm, chi phí vận hành cho các hộ gia đình hay doanh nghiệp nuôi tôm tại Việt Nam hiện nay.

bat-nuoi-tom
Bạt lót ao nuôi tôm

II. Bạt nuôi tôm nên chọn loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có ba loại bạt phổ biến được sử dụng để lót ao tôm chính là bạt PE, bạt PVC, bạt EDPM và bạt HDPE.

– Bạt PE lót ao tôm mỏng nhất, độ dày thấp nhất chỉ khoảng 0,38 mm đến 0,45 mm với giá thành rẻ. Loại bạt này thích hợp dành cho các hồ nuôi tôm trong ngắn hạn hoặc các khách hàng mới nuôi tôm lần đầu tiên muốn tiết kiệm chi phí. Bạt có khả năng chống thấm và chịu áp lực nước tốt.

– Bạt PVC lót ao tôm có thể chịu được áp lực nước tốt hơn so với bạt PE bởi độ dày trung bình từ 0,38 mm đến 0,70 mm. Đi cùng với đó là cấu trúc dạng sợi dày đặc hơn nên độ bền cao hơn, có khả năng chống chọi với các yếu tố môi trường và thời tiết tốt hơn.

– Bạt EPDM lót ao tôm là loại bạt có giá thành cao tuy nhiên lại có các tính chất vượt trội hơn so với bạt PE. Loại bạt lót nuôi tôm này phù hợp với cấu tạo và đường nét của các ao nuôi tôm khác nhau, đặc biệt là các góc hẹp, xoanh quanh ống hoặc các khu vực cống.

– Batj HDPE là loạt bạt có màng chống thấm, được sản xuất trực tiếp từ nhựa nguyên sinh cao phân tử PE cùng với cacbon đen.

Ngày nay, người ta thường ưu chuộng sử dụng bạt HDPE để làm bạt lót nuôi tôm vì loại bạt này có khả năng chống thấm nước cực tốt, ngăn không cho nước từ bên trong thấm ra ngoài cũng như ngoài thấm vào trong. Bạt HDPE có chức năng tạo oxy trong nước, ngăn phèn, cân bằng độ pH, cải tạo ao nuôi tôm, kháng khuẩn, ngăn ngừa dịch bệnh,… Màng HDPE giúp kiểm soát tốt quá trình nuôi tôm, đảm bảo vệ sinh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí vận hành, giúp chủ nuôi tôm có lãi kinh doanh cao hơn.

→ Chính vì vậy, trong bài viết này, Hàn Việt sẽ tập trung tìm hiểu về quy trình lót bạt nuôi tôm HDPE và bảng giá của loại bạt này.

bat-nuoi-tom

III. Quy trình chuẩn bị ao hồ nuôi tôm để lọt bạt an toàn

Việc lựa chọn loại bạt lót hồ nuôi tôm không chỉ phụ thuộc vào kinh phí đầu tư mà còn phụ thuộc vào điều kiện địa chất của khu vực nuôi tôm. Nếu khu vực có nhiều chướng ngại vật như vỏ sò, vỏ sắt nhọn dễ làm rách bạt, thì việc sử dụng bạt quá mỏng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, bạt sẽ dễ rách, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước nuôi trồng thủy sản.

  • Để đạt được tất cả các lợi ích của nó khi ứng dụng lớp lót ao nuôi tôm, công tác lót bạt cần được đảm bảo đạt chuẩn yêu cầu. Đừng làm rách tấm bạt và bị phồng nổi lên trên mặt nước.
  • Công tác đào đất được thực hiện khi có kế hoạch về kích thước ao tôm, quy mô và sản lượng mục tiêu. Sau khi đào đất xong và chuẩn bị chuyển qua công tác lót bạt, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng bề mặt của công trình. Tránh tình trạng bạt bị hư, rách ảnh hưởng đến tuổi thọ sử dụng của sản phẩm.
  • Bề mặt hồ phải được đầm chặt, nếu đất mềm cần trải cát đầm cho phẳng mặt hồ, dọn sạch sẽ mặt hồ, vứt bỏ các vật sắc nhọn như đá, cành cây, sắt thép,… sau đó tiến hành lót bạt HDPE.
  • Thi công phần xi phông đáy theo thiết kế của hồ. Tiến hành đào rãnh neo theo đúng thiết kế về độ sâu, độ rộng theo quy chuẩn của bản vẽ kỹ thuật một dự án ao hồ nuôi tôm tầm cỡ lớn.

quy-trinh-thi-cong-bat-nuoi-tom

→ Tìm hiểu hơn về cách thiết kế, thi công bạt nuôi tôm qua bài viết: Thiết kế và thi công ao tròn nuôi tôm tiết kiệm chi phí nhất

IV. Tìm hiểu về quy trình hướng dẫn cách hàn – dán – vá bạt nuôi tôm HDPE

Bạn vẫn có thể mua bạt và tự lắp đặt bạt nuôi tôm. Một trong những bước quan trọng là hàn bạt: bạn cần chuẩn bị máy hàn bạt HDPE cũng như các mối hàn. Sau đó, bạn cứ đặt 2 đầu mối đó vào máy, song song với nhau rồi bật máy lên. Vậy máy sẽ tự động hàn và hãy cẩn thận di chuyển máy ở từng vị trí để hàn tất cả các mối cần hàn.

Hàn bạt HDPE sẽ được tiến hành theo 2 phương pháp cơ bản như sau:

  • Phương pháp hàn nhiệt: Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Sử dụng trong trường hợp các tấm bạt HDPE đặt liền kề với nhau. Việc hàn nhiệt dễ dàng hơn khi tấm bạt nối liền tấm này với các tấm khác. Làm nóng máy hàn và kiểm tra mối hàn bằng áp suất không khí. Máy hàn thường tự động trang bị bộ phận kiểm soát tốc độ hàn giúp điều khiển máy dễ dàng hơn trong khi hàn.
  • Phương pháp hàn đùn: Nếu các tấm bạt lớn liền nhau thì sử dụng phương pháp hàn đùn để nối các góc nhỏ hoặc các chi tiết nhỏ. Miệng của ống thoát nước, các góc nhỏ là những chi tiết cần hàn đùn.

Sau khi hàn, hãy kiểm tra và khắc phục các lỗi vừa hàn:

Việc bạn cần làm là kiểm tra kỹ các mối hàn xem có bị lỗi gì không, có bị hở không. Nếu vẫn còn sai sót cần đánh dấu lại và sửa chữa. Tùy từng trường hợp mà bạn có thể lựa chọn cách khắc phục như: hàn vá, hàn nắp, hàn điểm,…

Sau một thời gian sử dụng, nếu bạt lót của bạn bị rách thì bạn hoàn toàn có thể vá chúng:

– Vật liệu cần chuẩn bị: keo dán, miếng vá bằng bạt HDPE, kéo, cao su

– Tiếp theo, bạn cần thực hiện bước dán

  • Trước tiên, bạn cần xác định vị trí sẽ bị thủng và đánh dấu lại. Đo kích thước và cắt miếng dán bạt HDPE sao cho phù hợp với phần cần dán, đường kính từ 3 – 5cm tính từ vị trí thủng và để có kết quả tốt nhất nên vệ sinh sạch sẽ vị trí thủng và miếng dán vừa cắt.
  • HOTGEO hoặc TAPE GEO là hai loại keo được khuyên dùng. Sau đó, dùng keo bôi đều lên chỗ cần dán và đặt miếng dán.
  • Chỉ sau khoảng 2 giờ, tấm bạt sẽ hoàn toàn được sử dụng bình thường.
bạt nuôi tôm
bat-nuoi-tom

>>> Xem thêm: Bạt xanh cam

V. Mẫu quy cách chuẩn loại bạt HDPE lót hồ nuôi tôm

  • Bạt lót hồ nuôi tôm HDPE dày 0.75mm
  • Bạt lót hồ nuôi tôm HDPE dày 0.5mm
  • Bạt lót hồ nuôi tôm HDPE dày 0.3mm
  • Bạt lót hồ nuôi tôm HDPE dày 1mm

VI. Ưu điểm khi sử dụng bạt nuôi tôm HDPE

  • Chủ động lưu trữ bề mặt nước

Sản phẩm bạt lót nuôi tôm HDPE hoàn toàn đảm bảo không bị mất nước do thấm. Vì vậy, không lo tốn kém chi phí bơm nước vào hồ. Bạt lót giúp duy trì chiều sâu mực nước trong hồ theo yêu cầu và giữ mật độ tôm theo mực nước thiết kế.

  • Lượng oxy trong nước luôn duy trì ở mức vừa đủ

Lớp bùn mềm nhão dưới đáy hồ dễ dẫn đến tình trạng lắng oxy. Từ đó, tôm khó có thể nhận đủ lượng oxy cần thiết. Bạt che giảm nhu cầu sử dụng máy sục khí và giảm chi phí điện năng để tạo oxy.

  • Ngăn ngừa bệnh tật

  • Sản lượng tôm ổn định và chất lượng cao hơn do các yếu tố đầu vào được đảm bảo.
  • Độ sâu nước trong hồ bạt HDPE từ 1,6m đến 1,8m, mật độ con giống (tôm sú) được thả lên tới 50 con/m2. Thực tế, đang cao hơn ao đất nên sản lượng cao hơn. Tức là trong cùng một diện tích có thể nuôi được nhiều tôm hơn.
  • Thuận tiện cho thu hoạch

Việc thu hoạch dễ dàng và không bị thất thoát nhờ các bề mặt trơn cứng của đáy và bờ hồ nên tôm sẽ không bị lẫn trong bùn hoặc ẩn nấp trong các hang lỗ. Thời gian thu hoạch nhanh hơn, sức khỏe và vệ sinh tốt hơn, do đó chất lượng tốt hơn khi sản phẩm đến nhà máy chế biến.

  • Dễ dàng làm vệ sinh

Với bề mặt nhẵn bóng, không thấm nước nên bạt HDPE dễ dàng được làm sạch. Các hệ thống thoát nước tự làm sạch đáy hồ có thể dễ dàng lắp đặt với bạt HDPE. Trong quá trình nuôi, các chất thải và cặn bã có thể được phát hiện và thu dọn theo yêu cầu. Sau khi thu hoạch, việc vệ sinh và khử trùng đáy ao rất dễ dàng, thường là rửa nước và phơi nắng, ít tốn công và thời gian hơn so với ao đất.

  • Quay vòng thời vụ nhanh

Rút ngắn thời gian vệ sinh và phơi ao khử trùng, thông thường chỉ từ 7 đến 10 ngày, trong khi ao đất phải mất gần 1 tháng. Không tốn thời gian nạo vét, sửa chữa bờ ao, không tốn thời gian và chi phí cho việc khử phèn.

  • Giảm chi phí vận hành và bảo trì

Sử dụng màng chống thấm HDPE có độ bền cao, trơ lý dưới tác động của ánh nắng mặt trời, sử dụng được lâu dài.

Giảm chi phí bảo trì như bồi đắp bờ ao, sửa chữa đáy ao, giảm chi phí thu hoạch, vệ sinh, khử trùng, khử phèn và giảm chi phí thức ăn, chi phí bơm nước, sục khí, tạo oxy. Ao có thể được thiết kế sâu và rộng hơn vừa giảm chi phí nhân công vừa tăng mật độ con giống.

uu-diem-bat-nuoi-tom

VII. Báo giá bạt nuôi tôm cập nhật mới nhất 2022

Đơn giá bạt nuôi tôm sẽ được tính theo m2 nên giúp cho người nuôi tôm dễ dàng hơn trong việc tự ước tính chi phí đầu tư mua bạt. Sau đây là bảng giá bạt nuôi tôm HDPE mà Bạt nhựa Hàn Việt chia sẻ và cập nhật mới nhất 2022.

Bạt 0.3mm Bạt 0.5mm Bạt 0.75mm Bạt 1mm
Đơn giá trên m2 13.700 22.800 34.200 45.600

Do tính chất biến động giá của vật liệu sản xuất bạt lót HDPE nên đơn giá trên chỉ mang tính tham khảo. Đơn giá có thể thay đổi tại thời điểm bạn mua hàng.

→ Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về chi phí đầu tư làm bạt nuôi tôm thì hãy tham khảo ngay bài viết: Dự toán chi phí đầu tư nuôi tôm lót bạt hết bao nhiêu tiền?

 

VIII. Nên mua bạt lót nuôi tôm ở đâu?

Như đã chia sẻ ở trên, do nhu cầu nuôi tôm nhân tạo trên cả nước ngày càng tăng nên cũng có rất nhiều cơ sở, công ty sản xuất màng chống thấm HDPE ra đời. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là không phải cơ sở sản xuất nào cũng đảm bảo chất lượng bạt chất lượng nhất với giá cả hợp lý nhất. Thậm chí, có không ít cơ sở làm ăn thiếu uy tín, đã pha trộn các nguyên liệu với nhau dẫn đến bạt kém chất lượng, nhanh hỏng, nhanh xuống cấp.

Để yên tâm hơn, khách hàng có thể chọn mua bạt nuôi tôm chất lượng cao tại Bạt nhựa Hàn Việt. Công ty TNHH TM DV Bạt nhựa Hàn Việt là công ty chuyên sản xuất bạt HDPE chất lượng cao để lót hồ nuôi tôm công nghiệp và đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép kinh doanh với kinh nghiệm hơn nhiều năm trong nghề.

slider-bat-nhua-han-viet-main

Màng chống thấm HDPE do công ty cung cấp được sản xuất 100% theo đúng quy trình công nghiệp hiện đại, sử dụng nguyên liệu nhựa nguyên sinh cao phân tử, không lẫn tạp chất, không chất độc hại, đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Vì vậy, nó không chỉ có khả năng chịu nước tốt, bền mà còn có thể hạn chế rủi ro, kiểm soát các chất độc hại cho tôm cá, điều tiết môi trường, giúp tăng sản lượng nuôi tôm đáng kể. Vì thế, nếu có nhu cầu sử dụng bạt nuôi tôm, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để nhận đơn giá ưu đãi nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *